Cách nấu cháo hạt vỡ cho bé không hề khó nếu bạn biết cách bảo quản gạo vỡ và chọn những nguyên liệu tươi ngon ăn kèm. Với món cháo này, bé yêu không chỉ có thêm dinh dưỡng mà còn được tập nhai các thực phẩm lớn. 

1. Cháo hạt vỡ là gì?

Trước khi học cách nấu cháo hạt vỡ cho bé, mẹ cần tìm hiểu cháo hạt vỡ là gì. Hạt vỡ là hạt gạo đã được xay nhỏ nên khi dùng để nấu cháo sẽ cho thành phẩm khá mịn. Đây là món ăn vô cùng thích hợp với những bé đang tập ăn thô vì loại cháo này đòi hỏi bé phải nhai nhưng vẫn đủ mềm.

Thế nhưng cách nấu cháo hạt vỡ cho bé thế nào để vừa ngon vừa bổ dưỡng thì không phải ai cũng biết. Để con hào hứng với món cháo này, ba mẹ cần chọn được nguyên liệu tươi ngon và nấu đúng cách.

Đang xem: Cách nấu cháo hạt vỡ cho bé vừa ngon vừa bổ

2. Thời điểm cho trẻ ăn cháo hạt vỡ

Cháo hạt vỡ là bước chuyển tiếp giữa giai đoạn ăn bột hay ăn cháo mịn lên giai đoạn ăn thô. Thông thường, bé có thể ăn cháo hạt vỡ khi được 7 tháng tuổi.

Bước sang giai đoạn ăn cháo hạt vỡ, trẻ có thể sẽ ăn chậm hơn vì phải làm quen với việc nhai và xử lý thức ăn thô trong miệng. Vậy nên, mẹ hãy kiên nhẫn đợi trẻ nhai và có cách nấu cháo hạt vỡ nhuyễn hơn để bé dễ ăn. Mỗi bữa ăn không nên quá 30 phút và cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để bé không phải xử lý quá nhiều đồ ăn trong một bữa.

3. Cách nấu cháo hạt vỡ cho bé

Để có một nồi cháo hạt vỡ cho bé, mẹ cần chuẩn bị gạo vỡ và các nguyên liệu ăn kèm. Đối với gạo, mẹ có thể mua gạo nguyên hạt rồi tự tay xay cho bé hoặc mua gạo vỡ bán sẵn ngoài thị trường.

3.1 Xay và bảo quản gạo

Khâu xay và bảo quản gạo rất quan trọng trong cách nấu cháo hạt vỡ cho bé ngon.

Nếu muốn có gạo vỡ để nấu cháo cho bé, mẹ có thể xay gạo vỡ từ gạo nguyên hạt. Để tiết kiệm thời gian và công sức xay gạo, mẹ có thể xay gạo đủ cho con vừa ăn trong nửa tháng tới 1 tháng. Thế nhưng để xay, mẹ cần có máy xay khô chuyên dụng chứ không thể dùng máy xay nguyên liệu ướt bình thường.

Khi có máy xay phù hợp, bạn có thể xay gạo vỡ theo khả năng nhai của bé. Bé càng lớn, mẹ càng có thể xay gạo thô hơn và ngược lại, bé càng nhỏ thì gạo phải mịn hơn.

Sau khi xay gạo xong, mẹ có thể bảo quản gạo theo các cách sau:

Bảo quản gạo vỡ trong hộp thủy tinh kín khí và để ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Bảo quản trong túi hút chân không. Bảo quản trong ngăn đông (ngăn đá) của tủ lạnh

Hiện nay, trên thị trường đã có bán sẵn gạo vỡ để nấu cháo cho bé. Nếu không muốn tự tay xay, mẹ cũng có thể đặt mua gạo vỡ của các cửa hàng uy tín trên các sàn thương mại điện tử hoặc đến chợ hỏi mua trực tiếp.

3.2 Cách nấu cháo hạt vỡ cho bé

Cách nấu cháo hạt vỡ cho bé cũng không khác cách nấu cháo nguyên hạt thông thường. Bạn có thể tham khảo các bước cơ bản như sau:

Bỏ gạo vỡ và nước vào nồi rồi đun trong khoảng 20 phút cho tới khi hạt gạo nở bung. Mẹ cũng có thể nấu cháo bằng nồi cơm điện hoặc nồi áp suất để tiết kiệm thời gian và công sức. Nếu không dùng gạo vỡ để nấu cháo, mẹ cũng có thể nấu cháo bằng gạo nguyên hạt rồi lọc cháo qua rây để cháo nát hơn. Khi cháo gần chín, bỏ các nguyên liệu đã nghiền hay cắt nhỏ vào nấu chung. Nêm nếm với bột nêm, mắm… Múc ra cho bé thưởng thức.

Lưu ý về cách nấu cháo hạt vỡ cho bé

Để món cháo hạt vỡ luôn hấp dẫn với bé và nấu đúng cách, mẹ hãy lưu ý một số điểm sau:

Thay đổi nguyên liệu nấu cháo cho bé thường xuyên để bé không bị ngán và có đầy đủ dưỡng chất hơn. Hãy chọn các loại protein và rau củ hợp với lứa tuổi cũng như sở thích của bé để nấu cùng cháo. Nêm nếm gia vị phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé. Lưu ý này quan trọng cho không chỉ cách nấu cháo hạt vỡ cho bé mà còn cho những cách nấu cháo khác cho bé. Không để món cháo quá lâu. Nếu muốn nấu một lần cho bé ăn nhiều bữa, ba mẹ có thể cấp đông cháo nhưng cũng không nên giữ cháo quá 1 tuần. Cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc tùy độ tuổi và khả năng nhai của bé.

Cách nấu cháo hạt vỡ cho bé không hề khó và không quá khác cách nấu cháo hạt nguyên thông thường. Với món ăn này, con yêu sẽ có đủ dưỡng chất cũng như có cơ hội tập nhai trước khi bước vào giai đoạn ăn thô. Chỉ cần cha mẹ khéo léo kết hợp với loại nguyên liệu và gia vị phù hợp với lứa tuổi của con thì chắc chắn bé sẽ thích mê món cháo hạt vỡ đấy.

4. 14 delicious heart-healthy porridge ideashttps://www.bhf.org.uk/informationsupport/heart-matters-magazine/nutrition/cooking-skills/14-delicious-heart-healthy-porridge-ideas

5. Feeding Your 8- to 12-Month-Oldhttps://kidshealth.org/en/parents/feed812m.html

Việc cho bé ăn cháo xay nhuyễn, cháo vỡ hạt, cháo nguyên hạt và cơm cần theo nguyên tắc thô dần, số lượng từ ít đến nhiều.

*

Từ trước tới nay, các mẹ thường áp dụng cách ăn dặm truyền thống cho trẻ như bột, cháo,…kết hợp với các loại rau củ-thịt cá tăng dần từ ít đến nhiều. Ngoài ra, với sự tiếp cận thông tin rộng rãi, mẹ bỉm sữa còn biết đến phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy,… Sau đây, Ths.Bs Doãn Thị Tường Vi- Viện Dinh dưỡng Lâm sàng sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về các mốc thời gian thay đổi chế độ ăn của trẻ nhỏ, nguyên tắc và lưu ý khi cho trẻ ăn dặm.

Xem thêm: Giới thiệu kỹ thuật trồng tiêu xen cà phê hiệu quả nhất, hiệu quả từ mô hình cây tiêu xen cà phê

Mốc thời gian thay đổi chế độ ăn của trẻ

Trẻ ăn cháo xay nhuyễn

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn cháo xay nhuyễn. “Thời điểm này, thành ruột non của trẻ còn mỏng, dạ dày yếu nên chưa thể tiêu hóa được thực ăn thô. Do đó, cháo xay nhuyễn giúp dễ ăn, dễ nuốt, dễ tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt”, bác sĩ Tường Vi cho biết.

Trẻ ăn cháo vỡ hạt

Cháo xay nhuyễn là bước thăm dò, tập cho trẻ ăn thô. Chính vì vậy, mẹ bỉm sữa chỉ nên cho trẻ ăn xay nhuyễn khoảng 1-2 tháng đề con làm quen với thức ăn lợn cợn.

Theo bác sĩ Tường Vi, khi bé xuất hiện mọc răng, bố mẹ có thể cho con ăn cháo vỡ hạt cùng các loại thực phẩm có độ thô nhất định ở tháng thứ 8-9. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần kiên trì và chia nhỏ bữa ăn cho trẻ. Thông thường, bữa ăn của trẻ không nên kéo dài quá 30 phút, tránh làm trẻ biếng ăn và sợ ăn.

*

*

Trẻ ăn cháo nguyên hạt

*

Khi 1 tuổi, trẻ có thể ăn được cháo nguyên hạt. Cháo được nấu bung chín, sánh mịn và ăn cùng thực phẩm xay nhuyễn hoặc có độ thô nhất định. Nhờ vậy, dịch vị dạ dày của trẻ có thể tiết ra dịch để tiêu hóa thực phẩm và kích thích trẻ ăn ngon miệng.

*

“Bước vào năm thứ 2, trẻ vẫn tiếp tục ăn cháo nguyên hạt nhưng độ đậm có thể đặc dần. Đến khoảng tháng thứ 15-16, trẻ có thể chán ăn cháo. Lúc này, mẹ nên tập cho con ăn cơm nát với số lượng ít và dự trữ thêm bát cháo hoặc mì, đề phòng bé không ăn được cơm nhiều”, bác sĩ Tường Vi khuyến cáo.

Nguyên tắc và lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Nguyễn tắc

Việc cho trẻ ăn cháo xay nhuyễn, cháo vỡ hạt, cháo nguyên hạt và cơm cần tuân theo nguyên tắc thô dần, số lượng từ ít đến nhiều. “Hằng ngày, các mẹ có thể nấu 1 nồi cháo trắng cho con. Sau đó, chia nhỏ ra thành 3-4 bát, đến bữa chỉ cần chế biến bằng cách pha thêm thịt, cá, trứng,… với rau xanh và dầu mỡ”, bác sĩ Tường Vi hướng dẫn cách nấu cháo cho trẻ.

*

*

Việc cho trẻ ăn cháo xay nhuyễn, cháo vỡ hạt, cháo nguyên hạt và cơm cần tuân theo nguyên tắc thô dần, số lượng từ ít đến nhiều (ảnh minh họa)

Ngoài ra, bát cháo hoặc bát cơm của trẻ cần có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: bột đường, đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng-chất xơ.

Xem thêm: Tổng hợp kệ để bình nước giá rẻ, bán chạy tháng 1/2023, kệ để bình nước lọc 20l giá tốt t01/2023

Những lưu ý

Khi ăn dặm, trẻ vẫn cần được cung cấp đủ sữa mẹ. Nếu mẹ đã đi làm có thể vắt sữa để ở nhà cho bé ăn. Trong trường hợp mẹ không đủ sữa, trẻ có thể ăn thêm sữa công thức theo lứa tuổi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *